Trang chủ / Bảo Mật Dữ Liệu & Bảo Mật Hệ Thống / Đánh giá bảo mật cùng HPT và Microsoft Secure Score

Đánh giá bảo mật cùng HPT và Microsoft Secure Score

Điện toán đám mây hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thông minh và tối ưu hơn về chi phí, là nền tảng để phát triển các ứng dụng và công nghệ tiên tiến khác. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích mới đó là những rủi ro mới về an toàn thông tin trên môi trường đám mây. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải thay đổi phương thức nhận diện, xử lý và ứng phó phù hợp với những vấn đề về bảo mật trên môi trường mới này.

Vậy doanh nghiệp cần làm gì để không bị thụ động trước những nguy cơ có thể xảy ra?

Dịch vụ đánh giá bảo mật của HPT dựa trên tính năng Microsoft Secure Score (MSS) sẽ là lựa chọn phù hợp nhất để giải quyết những nỗi lo của doanh nghiệp.

Vậy doanh nghiệp cần làm gì để không bị thụ động trước những nguy cơ có thể xảy ra?

Dịch vụ đánh giá bảo mật dựa trên Microsoft Secure Score của HPT

Đánh giá cơ bản, khách quan dựa trên tính năng Microsoft Secure Score

Dịch vụ đánh giá bảo mật HPT dựa trên những đánh giá trực tiếp của tính năng MSS có sẵn trên Microsoft 365 của doanh nghiệp. MSS sẽ đưa ra thang điểm bảo mật dựa vào những dữ liệu trên chính hệ thống doanh nghiệp quản trị để không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của các yếu tố bên ngoài khác.

Đây sẽ là cơ sở để các đánh giá của HPT sẽ luôn minh bạch và trực quan hơn, từ đó phát triển những đánh giá chuyên sâu trên hệ thống để đề xuất cho doanh nghiệp chiến lược bảo mật hiệu quả và phù hợp nhất.

Những góc nhìn khác biệt và chuyên sâu từ các chuyên gia HPT

Các đánh giá của MSS giúp doanh nghiệp có những nhận biết cơ bản về hệ thống, tuy nhiên với mức độ ngày càng gia tăng của các hình thức tấn công vào hệ thống bảo mật đám mây, vì vậy doanh nghiệp cần nhiều hơn những gì MSS có thể cung cấp.

Các chuyên gia đến từ HPT với bề dày kinh nghiệp qua nhiều dự án với các mức độ phức tạp khác nhau, không chỉ khai thác tối đa hiệu quả của MSS mà còn giúp nhận biết được những nguy cơ bảo mật với những đánh giá chuyên sâu hơn

1. Đánh giá về Mail Rule/Anti-Malware/Anti-Spam: Các quy định bảo mật có phù hợp cho hệ thống thư điện tử, cần cải thiện điểm nào, đề xuất xây dựng những chính sách chống các hành động làm ảnh hưởng đến hệ thống thư điện tử như spam email, giả mạo email, file đính kèm chứa virus, malware, email chứa link không an toàn …

2. Đánh giá bảo mật hệ thống email trên DNS (DMARC, SPF, DKIM record) và đưa ra các khuyến nghị cải thiện phù hợp.

3. Đánh giá MSS và khuyến nghị thực hiện chiến lược trên các tiêu chí: toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp, phân loại dữ liệu theo mức độ bảo mật, theo các nhóm đối tượng truy cập. Triển khai và thực thi các hình thức nâng cao bảo mật theo Microsoft Zero trust framework (một tiêu chuẩn đánh giá bảo mật khác của Microsoft) phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín là bước nền tảng cho chiến lược bảo mật đám mây của doanh nghiệp

Bảo mật dữ liệu là một vấn đề sống còn với hoạt động của doanh nghiệp vì vậy để lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ đánh giá bảo mật là một điều mà các doanh nghiệp rất cần chú trọng.

HPT luôn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp với đủ năng lực, kinh nghiệm và công nghệ.

  • Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã khẳng định được vị thế và uy tín của HPT, HPT luôn tự tin sẽ là đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp.
  • Đội ngũ kỹ sư với chuyên môn cao, am hiểu giải pháp, am tường về công nghệ, dày dặn kinh nghiệm triển khai luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi trường hợp
  • HPT là đối tác hàng đầu của Microsoft được ghi nhận qua nhiều giải thưởng như: Microsoft solutions Partner ở nhiều lĩnh vực như modern workplace, security, NSI (National System Integrated), CSP Tier 1 (Cloud Service Provider), LSP, Business Applications Partner of the Year, Specializations Partner …
Đánh giá MSS và khuyến nghị thực hiện chiến lược
Đánh giá MSS và khuyến nghị thực hiện chiến lược - 1
Chỉ số MSS tăng từ 39,23% => 48,53% sau khi thực thi các khuyến nghị bảo mật được đề xuất

Cách thức Microsoft Secure Score hỗ trợ đánh giá mức độ bảo mật của doanh nghiệp

MSS sẽ đưa ra các đánh giá trên các dịch vụ của Microsoft 365 và Azure trên các khía cạnh bao gồm:

  • Quản lý định danh – Identity management
  • Thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy in, v.v.) – Devices management
  • Kiểm soát tài liệu và thư điện tử – Document & email control
  • Phân tích (xác định vi phạm và hoạt động đáng ngờ) – Analytics (identifying breaches and suspicious activity)

Trực quan đánh giá bằng các thang điểm bảo mật: Đây là thước đo “độ trưởng thành” về bảo mật của doanh nghiệp dựa trên thang điểm tiêu chuẩn. Điểm càng cao, bảo mật trên môi trường điện toán đám mây càng được đảm bảo.

Đưa ra các khuyến nghị, đề xuất cải thiện mức độ bảo mật của hệ thống: Kiểm tra hệ thống hiện tại, đánh giá hiện trạng, đưa ra các cảnh báo rủi ro (nếu có) và hướng dẫn cách khắc phục, kiểm soát bảo mật.Khuyến nghị mức độ bảo mật hiện tại với các doanh nghiệp cùng ngành: Thông qua các số liệu được thu thập đánh giá từ những doanh nghiệp cùng lĩnh vực, MSS sẽ giúp doanh nghiệp định vị hiện trạng hệ thống của mình.

Cách thức Microsoft Secure Score hỗ trợ đánh giá mức độ bảo mật của doanh nghiệp
So sánh hiện trạng bảo mật với tiêu chuẩn ngành

Microsoft Secure Score là một công cụ tích hợp sẵn hữu hiệu cho doanh nghiệp có thể “nắm bắt được tình hình sức khỏe an toàn” hệ thống của mình trên môi trường đám mây của Microsoft. Với khả năng khai thác tối đa tính năng của MSS kết hợp cùng với dịch vụ đánh giá, khuyến nghị của HPT giúp đảm bảo hiệu quả tối đa của hoạt động đánh giá bảo mật.

Thực hiện khuyến nghị kiểm tra bảo mật 6 tháng/ lần sẽ giúp doanh nghiệp có thêm bức tranh toàn cảnh, lộ trình đầu tư rõ ràng, hiệu quả, tối ưu về chi phí mà vẫn đảm bảo được mức độ bảo mật của hệ thống trước những mối nguy đe dọa từ không gian mạng ngày nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tổng quan về Microsoft Viva Learning

Một trong những khía cạnh thách thức nhất của quản trị viên IT trong thời đại kỷ nguyên đám mây là duy trì cập nhật các bản phát hành mới của công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây liên tục cải...

Hybrid Working – phong cách làm việc của thời hiện đại

Xu hướng Hybrid Working này càng thu hút sự quan tâm của đông đảo người lao động, đặc biệt là giới trẻ. Có thể nói đây là một sự thay đổi lớn về cách thức làm việc mang lại nhiều lợi ích cho cả nhân viên và doanh nghiệp...

Microsoft 365 Copilot – trợ lý thông minh đồng hành trong công việc

Để có thể sắp xếp công việc của con người một cách tốt hơn, khoa học hơn và không tốn nhiều thời gian và công sức, Microsoft đã khai thác sức mạnh của AI, Microsoft 365 Copilot biến lời nói thành công cụ mạnh mẽ nhất – một trợ lý...

Microsoft OneDrive là gì? Những tính năng nổi bật của Microsoft OneDrive?

Microsoft OneDrive là một trong những ứng dụng lưu trữ được người dùng ưa chuộng nhất hiện nay, nó giúp người dùng truy cập tất cả các mục bất kỳ lúc nào từ bất cứ nơi đâu trên máy tính, điện thoại di động hay máy tính chơi game...

Các tính năng nổi bật của Microsoft Teams

Dịch vụ Microsoft Teams (Teams) đang là một trong những ứng dụng được nhiều người tìm kiếm nhất hiện nay, vì Teams mang đến nhiều tính năng tuyệt vời cho người dùng. Tuy nhiên, dù Teams cung cấp nhiều tính năng hữu ích nhưng chắc chắn cũng sẽ có điểm...

Microsoft Teams là gì? Microsoft Teams có mất phí không?

Microsoft Teams lại rất được giới doanh nghiệp, tổ chức săn đón, yêu thích vì nó giúp cải thiện hiệu quả làm việc cho doanh nghiệp, dễ dàng thực hiện các thao tác họp trực tuyến, trao đổi tài liệu online...

Microsoft Power Platform là gì? Ưu điểm của Microsoft Power Platform

Power Platform được phát triển dựa trên nền tảng điện toán đám mây của Microsoft. Đây là công cụ đắc lực để doanh nghiệp thay đổi cách làm việc và vận hành, hợp lý hóa và số hóa mọi thứ, đồng thời khai phá tốt nhất các tiềm năng cùng...

Số hóa quy trình với HPT E-Form

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã tạo nền móng cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Việc số hóa quy trình là lựa chọn tối ưu để giảm bớt công sức và thời gian cho các...

Môi trường làm việc hiện đại

Trải qua quá trình chuyển đổi số, môi trường làm việc hiện đại (modern workplace) đóng vai trò quan trọng trong thành công của một doanh nghiệp. Tận dụng hiệu quả các giải pháp và dịch vụ phù hợp, công ty của bạn có thể tạo ra một môi trường...

Dịch vụ bảo mật của HPT

Bảo mật là yếu tố quan trọng nhất trong hành trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Với sự gia tăng đáng kể về các cuộc tấn công mạng và các mối đe dọa bảo mật, việc đảm bảo an toàn cho thông tin và hệ thống của doanh...